Thực trạng một số công trình vệ sinh của người dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn ở tỉnh Đắk Nông, năm 2016

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Thị Hải Vân

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 614 Forensic medicine; incidence of injuries, wounds, disease; public preventive medicine

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2018

Mô tả vật lý: 56-60

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388476

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.270 hộ gia đình bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát dựa trên bộ công cụ soạn sẵn, với mục tiêu: xác định thực trạng một số công trình vệ sinh của người dân tộc M'nông, Châu Mạ, Ê đê, Mông và Nùng sống lâu đời tại xã khó khăn ở Đắk Nông năm 2016. Kết quả cho thấy: 40,48 phần trăm hộ gia đình được điều tra có nhà tiêu, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu cao nhất ở người Nùng (65,08 phần trăm), thấp nhất là người Mông (9,13 phần trăm). Có 25,71 phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh, trong đó chỉ có 10,79 phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về xây dựng và 7,86 phần trăm có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về sử dụng và bảo quản. Trong 6 nguồn nước được khảo sát, nguồn nước sử dụng nhiều nhất là nước giếng đào (41,46 phần trăm), tiếp theo là giếng khoan (35,66 phần trăm). Vẫn có tới 23,33 hộ gia đình phải đi xin nước để sử dụng. Có 49,76 phần trăm hộ gia đình có chỗ rửa tay và 67,62 có xà phòng rửa tay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH