Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra phỏng vấn 508 hộ đã xây dựng công trinh khí sinh học (KSH) và lấy mẫu nưóc thải đầu vào và đầu ra của 40 công trình KSH tai 10 tỉnh Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng với mục tiêu đánh giá được tác động của việc xây dựng công trình KSH quy mô nhỏ và so sánh được mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công trình KSH có dung tích bể phân giải từ 9 - 12 m³ là lựa chọn tối ưu để xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng khí gas. Đồng thời, sử dụng công trình KSH không những giảm được phần lớn ô nhiễm môi trường, lan chuyển dịch bệnh trong chăn nuôi, tạo được nguồn năng lượng sạch phục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng trong gia đình mả còn đóng góp được vào việc giảm phát thải khí nhà kính đối với môi trường, tạo được nguồn dinh dưỡng thay thế cho phân bón hóa học phục vụ cho cây trong. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công trình KSH vẫn mang một số rủi ro tiềm tàng trong quá trình vận hành sử dụng nên công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn đào tạo vận hành, duy tu, bảo tri cần phải được coi trọng hơn nữa. Việc sử dụng nguồn nước thải sau KSH cũng cần phải xem xét, chú ý để tận dụng, xây thêm bể lắng để hạn chế ô nhiễm và tái sử dụng hết nguồn dinh dưỡng, tránh thải trản lan ra môi trường xung quanh.