Trong thời gian qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp của khu vực sản xuất và chế biến. Đặc biệt, hình thành các khu công nghiệp (KCN) vối hạ tầng thiết yếu như các tiện ích, giao thông và khu xử lý chất thải để tạo ra các ngành công nghiệp mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã có 369 KCN vối tổng diện tích 113,3 nghìn ha, thu hút khoảng 10.055 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 200 tỷ USD và khoảng 9.845 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 2,34 triệu tỷ đồng, tạo việc làm cho 3,83 triệu lao động trực tiếp. Quá trình công nghiệp hóa và phát triển các KCN vối tốc độ nhanh đang đặt ra những thách thức về môi trường (nước, đất, không khí, tiếng ồn...), sử dụng tài nguyên (năng lượng, nước và nguyên vật liệu). Tuy nhiên, việc thực hiện giảm chất thải và khí thải ở quy mô doanh nghiệp (DN) và tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ giữa các DN luôn chậm hơn quá trình mở rộng và phát triển các KCN. Với số lượng lớn các KCN, việc chuyển đổi thành KCN sinh thái tại Việt Nam là cần thiết nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội ở quy mô KCN.