Đặc điểm của đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Hưong Nguyễn, Thị Nhâm Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 145-150

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388855

Nghiên cứu một số đặc điểm của đất sau canh tác nương rẫy được thực hiện tại xã Chiềng Sơn và xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho thấy dung trọng đất dao động từ 0,90 -1,28 g/cm3, tỷ trọng từ 2,20 - 2,88 g/cm3, độ xốp đạt 47,97 - 66,67%. Dung trọng và độ xốp đất ở giai đoạn sau 5 năm và 15 năm bỏ hóa có sự khác biệt so với đất đối chứng. Tỷ trọng đất không có sự khác biệt ở 3 giai đoạn bỏ hóa so với đất đối chứng. Chất hữu cơ trong đất dao động 2,34 - 3,99%. Hàm lượng đạm tổng số từ 0,06% - 0,99%, hàm lượng lân tổng số từ 0,05 - 0,19% và hàm lượng kali tổng số từ 1,01 -1,09%. Sau 5 năm bỏ hóa, chất hữu cơ trong đất và kali tổng số không có sự sai khác so với đất đối chứng nhưng khác biệt so với đất đối chứng ở giai đoạn sau 10 năm và 15 năm bỏ hóa. Đạm tổng số trong đất khi so sánh với đất đối chứng thì không có sự khác nhau ở giai đoạn sau 5 năm, 15 năm bỏ hóa và chỉ có sự khác biệt ở giai đoạn sau 10 năm bỏ hóa. Làn tổng số trong đất có sự khác biệt ở giai đoạn sau 5 năm và 15 năm bỏ hóa với đất đối chứng và không có sự khác nhau giữa giai đoạn sau 10 năm bỏ hóa với đất đối chứng. Số lượng vi khuẩn tổng số từ 1,52 x 104 CFU/g đất đến 2,86 xlO6CFU/g đất, nấm tổng số đạt 1,12 X 102CFU/g đất đến 1,52 X 104 CFU/ g đất. Theo thời gian bỏ hóa số lượng vi khuẩn trong đất tăng và có sự khác biệt rõ rệt so với đất đối chứng. Ngược lại, số lượng nấm tổng số trong đất ở các giai đoạn bỏ hóa không có sự sai khác so với đất đối chứng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH