Tín ngưỡng dân gian là bộ phận văn hóa phi vật thể. Với tư cách là sản phàm văn hóa, tín ngưỡng dân gian được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội. Khi xã hội ổn định hoặc thay đổi thì tín ngưỡng dân gian cũng biến đổi theo cho phù hợp với tiến trình lịch sử dân tộc nhưng cốt lõi của nó vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới các thành tố khác của văn hóa, trong đó có văn học dân gian. Do đó, tín ngưỡng dân gian được xem như chỗ dựa cho sự sáng tạo nghệ thuật và nghệ thuật hóa để trở thành biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn. Từ những nhân vật kỳ ảo trong một số truyện cổ các dân tộc thiểu số Việt Nam đã cho thấy những nét văn hóa đặc sắc về tín ngưỡng dân gian. Niềm tin vào những đấng siêu nhiên người khổng lồ, thần biển, ma, quỷ, trời
thể hiện lòng ngưỡng mộ, biết ơn và tôn sùng đối với tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, mưa, gió, sấm, chớp...)
với vật tổ thiêng liêng (trâu, chim, cây, cá...)
với Quốc tổ, thành hoàng, anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa, những người có công với làng, với đất nước...