Thí nghiệm được tiến hành trên 5 con dê cái lai F1 ( Đực Saanen X Cái Bách Thảo), 5 tháng tuổi, khối lượng 17,12±1,67 kg nhăm đánh giá ảnh hưởng của lá và trái mít non thay thế cho cỏ voi trong khâu phân lên lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa, tăng khôi lượng và sinh khí methane. Các gia súc được cho ăn 40% thức ăn hôn hợp (TAHH) và 60% còn lại là cỏ voi, lá mít và trái mít non. Thí nghiệm được bố trí theo kiêu ô vuông Latin với 5 nghiệm thức (NT), bao gồm 60% cỏ voi (NT1), 30% cỏ voi + 30% trái mít non (NT2), 30% cỏ voi + 30% lá mít (NT3), 30% cỏ voi + 15% trái mít non + 15% lá mít (NT4) và 30% trái mít non + 30% lá mít (NT5). Mỗi giai đoạn thí nghiệm được tiến hành trong 14 ngày với 9 ngày thích nghi và 5 ngày lấy mẫu. Kết quả cho thấy NT3 và NT5 làm tăng lượng dưỡng chất tiêu thụ như DM, OM và CP (P<
0,001). Lượng DM và OM tiêu hóa được cải thiện đáng kể ở nghiệm thức sử dụng 60% lá và trái mít non trong khẩu phần (P<
0,01). Các khẩu phần chứa 15 và 30% lá mít cho tăng khối lượng của dê cao gấp 2,58-3,00 lần so với NT1 và cao nhất là ở NT3 (P<
0,01). Nghiệm thức sử dụng lá mít thay thế cho cỏ voi đã giảm lượng khí CH4 (g CH4/g tăng khối lượng) từ 192-250% so với việc chỉ cho ăn cỏ voi (P<
0,05). Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận rằng thay thế cỏ voi bằng 30% lá mít hoặc 30% lá mít + 30% trái mít non là giải pháp hiệu quả để cải thiện lượng dưỡng chất tiêu thụ, khả năng tiêu hóa, tăng khối lượng và giảm sinh khí CH4 của dê trong giai đoạn tăng trưởng.