Cách tiếp cận của phái dân chủ xã hội và Rosa Luxemburg về bản chất của chủ nghĩa xã hội

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Minh HợpViện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Triết học, 2022

Mô tả vật lý: 64-75

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 388917

Trong lịch sử tư tưởng về chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phải nhận thấy một sự chia rẽ rất căn bản đã diễn ra ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX. Đó là sự chia rẽ giữa các đại diện của phái chủ nghĩa xã hội dân chủ với các đại diện của phái chủ nghĩa xã hội chuyên chính, mặc dù cả hai phái này vần tự coi mình là các môn đệ của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội, đều cố gắng chú giải học thuyết Mác để đưa loài người đi lên xã hội tốt đẹp. Nghiên cứu di sản lý luận về chủ nghĩa xã hội (xã hội tốt đẹp) của chủ nghĩa xã hội dân chủ nhằm nhận thức sâu sắc hơn quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. R.Luxemburg là đại diện tiêu biểu của phái chủ nghĩa xã hội dân chủ. Để nắm bắt quan niệm của bà về chủ nghĩa xã hội, cần tái hiện ngữ cảnh lý luận dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội dân chủ cùng với vấn đề trung tâm mà nó đặt ra và giải quyết trong bối cảnh lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đây chính là mục đích và nội dung của bài viết này
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH