Nghiên cứu nhằm xác định những tác động của các nhân tố đến mức chi tiêu của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu “Cuộc điều tra dân số Việt Nam” (VHLSS) năm 2016 và số liệu từ Niên giám thống kê 2016, 2017, 2018. Mô hình hồi quy bội với phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và mô hình hồi quy phân vị được áp dụng để xây dựng mô hình kinh tế lượng, ước lượng mức tác động của các biến độc lập và so sánh mức tác động giữa các mô hình với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến ở mô hình hồi quy phân vị có hệ số gần tương đồng với nhau và gần với OLS như biến thu nhập, tuổi, tổng số thành viên của hộ và khu vực trong khi mức ý nghĩa ở một số biến còn lại có sự khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng hộ gia đình cần tăng thu nhập kích thích chi tiêu hàng hóa dịch vụ nhằm tăng tổng cầu kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra chính quyền địa phương cần hỗ trợ vay vốn giúp hộ gia đình tăng khả năng sản xuất, đẩy mạnh tham gia các hoạt động nông nghiệp đẩy mạnh gia tăng chi tiêu.