During the Fall semester of the school year 2021-2022, three concurrent Emotional Intelligence and Social Communications (EISC) courses were conducted to assist students’ personal development. Using a mixed-method approach, this descriptive study explores changes in the EI levels of students attending these courses. After conducting the survey, which revealed a significant mean difference of 0.12 (95% CI [0.003, 0.237]) between during-course and post-course scores, the researchers employed purposive sampling to select interview participants with the most increased, most decreased, and nearly unchanged levels of EI. The interview data indicated that most interviewees experienced an increase in the ability to consider other perspectives and some in the ability to regulate emotions. On the other hand, emotion management ability seemed to have experienced the slightest improvement. Additionally, the analysis of 20 learner’s reflections showed that learners indicating the most recurrent ideas are learners’ realisations about self (personal shortcomings, past unfortunate events, existing helpful habits/accomplishment, or intentions of future change/improvement) and statements about benefits of mindfulness (increased perception or relief from unpleasant emotions).Trong Học kỳ I của năm học 2021-2022, 3 lớp của học phần mới Trí tuệ cảm xúc và Giao tiếp xã hội (TTCX-GTXH) được tổ chức để hỗ trợ quá trình phát triển cá nhân của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp nhằm tìm hiểu những thay đổi về TTCX của sinh viên sau khi hoàn thành học phần này. Sau khi điều tra và tìm ra một sự khác biệt đáng kể ở mức 0.12 (95% CI [0.003, 0.237]) giữa điểm TTCX trung bình của tất cả sinh viên trong và sau khoá học, nhóm nghiên cứu đã chọn có chủ đích một số ứng viên để phỏng vấn, dựa trên tiêu chí những sinh viên có mức TTCX tăng nhiều nhất, tăng ít nhất, và gần như giữ nguyên. Dữ liệu phỏng vấn cho thấy đa số các sinh viên này cải thiện khả năng nhìn nhận quan điểm của người khác, và một số sinh viên trong nhóm này đã nâng cao khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình. Mặt khác, năng lực quản trị cảm xúc dường như được cải thiện ít nhất. Thêm vào đó, phần phân tích các chiêm nghiệm của 20 sinh viên cho thấy các ý tưởng xuất hiện phổ biến nhất là các chiêm nghiệm về bản thân (những điểm yếu, các sự kiện không may trong quá khứ, các thói quen có ích/các thành tựu đã có, hoặc các dự định cải thiện bản thân trong tương lai), và các chia sẻ về lợi ích của việc thực hành mindfulness (thấu hiểu hơn hay giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực).