Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng Mắc ca ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Trọng Yên, Phạm Thế Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 137-145

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 389473

Kết quả theo dõi 6 mô hình sử dụng đất trồng Mắc ca ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông cho thấy hiệu quả kinh tế ở MH1 và MH5 (mắc ca trồng thuần) cho giá trị gia tăng từ 30,44 triệu đồng/ha lên 53,49 triệu đồng/ha. MH4 và MH6 (mắc ca trồng xen rừng) có giá trị gia tăng từ 28,92 đến 29,67 triệu đồng/ha. Ở độ dốc 6-7° mô hình trồng mắc ca xen tiêu cũng cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình mắc ca xen cà phê và xen rừng trồng keo lai. Các mô hình trồng mắc ca tạo ra sản phẩm mới cho địa phương, giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi, phù hợp với tập quán của người dân. Ở độ dốc 6-7° mô hình mắc ca xen cà phê (MH2) có hiệu quả môi trường đạt cao nhất với độ che phủ đạt 72,9%, lượng đất bị xói mòn 13,3 tấn/ha và chất hữu cơ bị mất 783 kg/ha. Mô hình mắc ca xen tiêu (MH3) có độ che phủ là 24,72%, lượng đất bị xói mòn 16,25 tấn/ha, chất hữu cơ bị mất 901 kg/ha. Ở cấp độ dốc 12-13° mô hình mắc ca xen rừng keo (MH6) có hiệu quả môi trường đạt cao nhất với độ che phủ là 82,37%, lượng đất xói mòn 19,20 tấn/ha và chất hữu cơ bị mất 1085 kg/ha.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH