Khát vọng Việt Nam từ tuyên ngôn độc lập đến văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng - Dưới góc nhìn văn hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lương Huyền Thanh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Văn hóa nghệ thuật, 2021

Mô tả vật lý: 3 - 6

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 389562

 "
 Khát vọng Việt Nam"
  là cụm từ được tìm kiếm và nhắc đến nhiều lần trên các diễn đàn trong thời gian gần đây. Đó là khát vọng "
 phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc"
  như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định. Trong chiều dài lịch sử, khát vọng dân tộc luôn là sợi chi đỏ xuyên suốt, bền bỉ, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp Việt Nam vượt qua nhiều gian lao, thử thách khắc nghiệt. Vào những thời điểm lịch sử quan trọng nhất, khát vọng Việt Nam lại trỗi dậy mãnh liệt, thôi thúc cả dân tộc vươn lên, thực hiện mong muốn thiết tha, cháy bỏng của mình. Đó là cột mốc lịch sử ngày 2-9-1945, trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lần đầu tiên, khát vọng độc lập, tự do được khẳng định trước quốc dân đồng bào và tòan thể thế giới như quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đã được Đảng ta khẳng định như một thông điệp phát triển trước nhân dân và bạn bè quốc tế. Khát vọng Việt Nam là sự cô đúc những giá trị cốt lõi, là động lực tinh thần mạnh mẽ, là sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam trong hành trình phát triển.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH