Nghiên cứu có mục tiêu là xác định các chỉ số sinh học nhãn cầu ở người Việt Nam trưởng thành bị đục thể thủy tinh. Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang trên 3863 mắt của người bệnh từ 18 tuổi trở lên bị đục thể thủy tinh tai khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 03/2017 đến tháng08/2017. Xác định các chỉ số sinh học nhãn cầu bằng máy LENSTAR LS900 chiều dài trục nhãn cầu (AL), bán kính cong giác mạc (K), độ loạn thị (AST), độ dây giác mạc (CCT), độ sâu tiên phòng (ACD), độ dày thể thủy tinh (LT), đường kính ngang giác mạc (WTW), công suất thể thủy tinh nhân tạo đó, power). Nghiên cứu cho ra kết quả tuổi trung bình của nghiên cứu là 67,32 ± 11,83 (từ 18 đến 104), trong đồ độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 77,4%. Trục nhãn cầu trung bình là 23,34 ± 1,14 mm, trong đó trục dài hơn 24,5 chi chiếm 10,8%, Khúc xạ giác mạc trung bình là 44,46 ± 1.62 D. Độ loạn thị giác mạc trung bình là 1,08 ± 0,92 (AST >
1,0 D chiếm 40 ,4%). Độ dày giác mạc trung bình là 523,99 ± 37,78. Độ sâu tiền phòng tính từ tế bào biểu mô giác mạc trung bình là 3,09 ± 0.45 mm, trong đó ACD <
3,0 mm chiếm tới 43,3%. Độ dày thể thủy tinh trung bình là 4,38 ± 0,48 mm. Đường kính giác mạc trung bình là 11,49 ± 0.57, Công suất thế thủy tinh trung bình (với hằng số A = 118.8) là 20,43 ± 3,92, trong đó công suất thấp nhất là -9,0 D và cao nhất là 38,8 D. Các chỉ số sinh học trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu khác ở Châu Á nhưng tỷ lệ tiền phòng nông dưới 3,0 D và loạn thị giác mạc trên 1,0 D khả cao. Các chỉ số sinh học này giúp các bác sĩ lựa chọn công suất thể thủy tinh và sử dụng đường rạch giác mạc phù hợp để mạng lại chất lượng thị giác tốt hơn cho người bệnh.