Xu hướng nghiên cứu phát triển phân bón mới trong nông nghiệp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lâm Văn Thông, Lê Công Nhất Phương, Văn Tiến Thanh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 138-144

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 389765

 Đất trồng trọt có giới hạn, do vậy an ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc vào nỗ lực tập trung để cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất của các loại cây lương thực, trong đó phân bón đóng vai trò chính. Ngành phân bón liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân bón mới để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng và địa điểm chuyên biệt, tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng và giảm thiểu tác động của môi trường, tập trung 4 nhóm chính bao gồm (1) Phân bón có tăng cường trung (Ca, Mg, S) và vi lượng (Zn, B) để đáp ứng tình trạng thiếu hụt các nguyên tố trung vi lượng của cây trồng ngày càng nhiều
  (2) Phân bón chậm phóng thích và phóng thích có kiểm soát, phân bón có bổ sung chất ổn định đạm
  (3) Phân bón có bổ sung các chất có hoạt tính sinh học và (4) Phân bón hòa tan hoàn toàn – phân bón lỏng cho bón tưới và phun qua lá. Cùng với xu thế đó công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã và đang nghiên cứu phát triển nhiều dòng phân bón mới giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, trong đó có dòng phân bón khoáng sinh học như N.Humate TE 35,7 (35% N
  7% Humic acid (C)
  1.000 ppm Zn
  B 400 ppm), N.Humate TE 28,5 (28% N
  5% Humic acid (C)
  1.000 ppm Zn
  B 400 ppm), Đạm sinh học TE (32% N
  5% Fulvic acid (C)
  1.000 ppm Zn
  B 400 ppm) và NPK TE Sinh học 30-5-5 (30% N
  5% P2O5
  5% K2O
  2% HA
  2% FA
  200 ppm Zn
  100 ppm B).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH