Tái sử dụng bã thải trồng rau mầm để làm giá thể hữu cơ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Tuấn Lê, Ngân Hà Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: VNU Journal of Science: Earth and Environmental Science, 2022

Mô tả vật lý: 45-54

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 389815

Bã thải trồng rau mầm (bã thải rau mầm) là vật liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng nhưng khó phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên. Bã thải rau mầm bao gồm giá thể đã qua sử dụng, một phần thân và rễ của rau mầm bị bỏ lại từ quá trình thu hoạch rau. Sự tích tụ với lượng ngày càng lớn chất thải này theo thời gian có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các vùng sản xuất. Với mục tiêu giảm thiểu chất thải tại nguồn, nghiên cứu này đã đề xuất một số phương pháp xử lý bã thải rau mầm để tái sử dụng hiệu quả chúng phục vụ cho trồng rau mầm an toàn. Các phương pháp đề xuất là i) ủ bã thải rau mầm với chế phẩm vi sinh EMUNIV trong 30 ngày để tạo giá thể hữu cơ GT2, tiền xử lý bã thải rau mầm với nước vôi trước khi ii) trộn với bã đậu khô theo tỉ lệ 11 để tạo giá thể hữu cơ GT3 hoặc iii) trộn với vỏ đậu nành khô theo tỉ lệ 11 để tạo giá thể hữu cơ GT4. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá thể tạo ra có pH trung tính, giàu chất hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tăng. Giá thể thu được sau xử lý không bị ô nhiễm một số kim loại nặng (Pb, Cd, As) và vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Salmonella). Rau mầm trồng trên các giá thể mới có tỉ lệ nảy mầm của hạt từ 95-98%, phát triển bình thường và cho năng suất cao hơn đối chứng từ 1,14-1,2 lần, hàm lượng protein thô, vitamin C cũng cao hơn đối chứng. Rau mầm củ cải đỏ được đánh giá là an toàn vì không bị ô nhiễm bởi Pb, Cd, E.coli, Salmonella và nitrat. Xử lý bã thải rau mầm theo phương pháp tạo giá thể hữu cơ GT2 được đánh giá là phù hợp nhất và khuyến cáo áp dụng cho các vùng sản xuất rau mầm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH