Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị địa phương được đánh giá như một cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước ở địa phương, là một trong ba cấp độ của quản trị quản trị toàn cầu, quản trị quốc gia và quản trị địa phương. Sự chuyển đổi này được đánh giá là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới, dựa trên những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng tăng của người dân về tính hiệu quả trong quản lý nhà nước, cũng như các nhu cầu phong phú, thay đổi nhanh chóng của xã hội. Vậy, phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản trị địa phương ở Việt Nam nhằm đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi mới là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu.