Dù Việt Nam đã trở thành một điểm sáng trong khu vực vềthu hút đấu tư nước ngoài và những thành tựu trong gần 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài đã được khẳng định. Tuy nhiên, hạn chế, tồn tại cũng vẫn còn, chẳng hạn, còn có hiện tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyển giả, lẩn tránh thuế, tác động tiêu cực đến môi trường
sự lan tỏa và liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực trong nước chưa được như kỳ vọng, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, đối tác còn hạn chế
tuy đã có thu hút được nhiều công nghệ tốt nhưng chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao, công nghệ nguồn) và chuyển giao công nghệ. Chế độ đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp FDI còn hạn chế do vậy sự mong muốn có được nguồn lao động được đào tạo với kỹ năng cao qua thực tiễn tại doanh nghiệp FDI chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra khi thực hiện thu hút FDI. Từ đó, nhìn về phía trước, Việt Nam cần phải có chính sách để làm sao khắc phục được những tồn tại, hạn chế này. Hơn nữa, những thay đổi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, khu vực và trong nước cũng đang đặt ra yêu cầu phải có những điều chỉnh trong định hướng chiến lược về thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới. Bài viết này sẽ tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam, nêu ra những tồn tại hạn chế và đưa ra một số đềxuất về chính sách nói chung nhằm khắc phục các hạn chế trong thu hút, quản lý và vận hành FDI hiện nay, đồng thời nêu một số gợi ý đối với ngành kiểm toán nói riêng nhằm tăng cường vai trò của ngành trong việc thúc đẩy và cải tiến công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta.