Thu hồi sinh khối tảo trong các hồ phú dưỡng trên địa bàn Hà Nội bằng công nghệ đông keo tụ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đinh Tiến Dũng, Đỗ Phương Chi, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Thu Hà

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 39-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 390151

Nghiên cứu này lấy mẫu vi tảo và nước mặt tại 20 hồ trên địa bàn Hà Nội, lựa chọn các hồ phú dưỡng nhằm mục tiêu đông keo tụ thu hồi sinh khối tảo ở quy mô phòng thí nghiệm. Hầu hết các hồ bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật, suy giảm oxy hòa tan, đục và có mức dinh dưỡng cao. Mật độ tảo tại các hồ năm 2020 là 1.020 - 82.450 tế bào/ml tương ứng mức phú dưỡng eutrophic - polytrophic. Đông keo tụ sử dụng TRP-Ai cho kết quả tương đương nhưng ổn định hơn so với PAC, tối ưu tại liều lượng 15 -20 mg/1 ở pH hơi kiểm (8,0 - 8,5), đạt hiệu quả cao nhất là 93,7%. Hiệu quả keo tụ tốt trên các chi tảo Scenedesmus, Nitzschia, Cyclotella... nhưng không tốt trên Oscillatoria, Lyngbya và Gloeocapsa. Tiềm năng thu hồi tối đa đạt 28 - 83 mg/1, trong đó thành phần vô cơ trong sản phẩm là 15,6 -16,8 mg/1 tương ứng 20 - 55% khối lượng. Sản phẩm thu hồi có hàm lượng hữu cơ cao, tỷ lệ protein và gluxit cao, tỷ lệ lipit thấp, tỷ lệ CN là 15 - 20, không thích hợp làm thực phẩm chức năng, nguyên liệu biodiesel nhưng có thể xem xét làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nguyên liệu biogas, phân bón hữu cơ, vật liệu hấp phụ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH