Trong quá trình giao tiếp, phát ngôn cầu khiến luôn tiềm tàng nguy cơ làm mất thể diện người đối thoại. Muốn đạt hiệu quả cao khi cầu khiến, người nói phải có nghệ thuật trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải nội dung yêu cầu của mình. Áp dụng lí thuyết lịch sự của Brown &
Levinson (1978) và mô hình của Blum Kulka và các cộng sự (1989), bài viết tổng hợp và phân loại các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh nhóm gợi ý trong nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” theo sự khác biệt về mức độ đe dọa thể diện và mức độ trực tiếp - gián tiếp. Theo thống kê từ dữ liệu tác phẩm có 37 phát ngôn thuộc tiểu nhóm Suggest (hành động Rù/ Gợi ý) bao gồm cả các trường hợp đặc biệt. Các phát ngôn điên hình thuộc tiểu nhóm này sẽ được chúng tôi phân tích cấu trúc theo mô hình của Blum Kulka trong bài viết này. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc phát triển cơ sở lí luận về hành động ngôn từ, cụ thể về phát ngôn cầu khiến tiếng Anh thuộc nhóm Gợi ý, và có thể ứng dụng để đạt được mục đích cầu khiến phù hợp trong giao tiếp.