Thách thức kỹ thuật sinh thái và giải pháp để phát triển bền vững mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đước ở Cà Mau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, Nguyễn Xuân Lan, Trần Ngọc Châu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 51-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 390317

 Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt Nam giáp cả Biển Đông và Biển Tây với tổng chiều dài bờ biển khoảng 254 km
  có hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú dài trên 7.000 km và diện tích nước mặt lớn. Với hai hệ sinh thái đặc trưng mặn, ngọt với diện tích tự nhiên 5.329 km2 và khoảng 1.000 km2 là đất rừng, tạo điều kiện thuận lợi để Cà Mau phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) đa dạng và phong phú, diện tích NTTS của tỉnh lớn nhất cả nước, chiếm 27,9% diện tích NTTS cả nước và chiếm 39% diện tích NTTS vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Những năm qua NTTS đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, năng suất và sản lượng NTTS không ngừng tăng lên, trong đó NTTS dưới tán rừng đước là mô hình khác biệt của nghề NTTS ở Cà Mau so với các tỉnh khác. Đây là mô hình gắn liền với khu vực rừng ngập mặn, các vùng ven biển hình thành loại hình nuôi rừng - thủy sản kết hợp. Loại hình NTTS này được xem là NTTS sinh thái vì quy trình nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Mặc dù loại hình sản xuất này có năng suất không cao nhưng luôn ổn định và rất ít xảy ra dịch bệnh. NTTS sinh thái là một loại hình nuôi đáp ứng được 2 mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường sinh thái để hướng tới một nghề nuôi bền vững thích ứng với tình hình BĐKH như hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH