Phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hữu Giáp, Nguyễn Mậu Dũng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2019

Mô tả vật lý: 696-704

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 390329

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng phát triển diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La, phân tích những khó khăn, thuận lợi trong phát triển sản xuất cây ăn quả, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển bền vững diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La. Dựa trên nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh và tham vấn ý kiến chuyên gia để có những kết luận đúng đắn nhất về thực trạng phát triển diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La. Năm 2018, tỉnh Sơn La có 58.824 ha cây ăn quả, với sản lượng 220.304 tấn, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 100.000 ha và 1,1 triệu tấn trái cây. Từ năm 2015 đến nay, diện tích cây ăn quả tỉnh Sơn La tăng nhanh (bình quân 35,6%/năm). Các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Mường La và Thuận Châu là những vùng sản xuất cây ăn quả tập trung với nhiều lợi thế so sánh. Các loại cây ăn quả chủ lực tập trung phát triển như xoài, nhãn, chuối, bơ, sơn tra, thanh long và chanh leo. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực trong năm 2018 đạt trên 13,9 triệu USD. Các tác nhân như HTX, doanh nghiệp và người dân ngày càng liên kết chặt chẽ trong phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, có 41 HTX trồng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, có 228 ha được cấp mã vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, phát triển cây ăn quả tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn như điều kiện địa hình chia cắt, đất dốc
  thời tiết diễn biến phức tạp
  trình độ sản xuất thấp. Để thực hiện phát triển cây ăn quả bền vững cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế và kỹ thuật như quy hoạch vùng sản xuất tập trung
  ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch, chế biến
  liên kết chính thống các tác nhân từ sản xuất đến tiêu thụ
  xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và nâng cao trình độ sản xuất của người dân.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH