Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Bình Lê, Thị Thu Thảo Ngô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2020

Mô tả vật lý: 117-126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 390401

 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) được thực hiện với việc phân tích trên 5152 mẫu ốc bươu đồng (ốc cái 2513 mẫu
  ốc đực 2639 mẫu) thu từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017, tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả cho thấy khối lượng, chiều cao và chiều rộng của ốc tăng dần theo sự gia tăng kích thước. Tương quan giữa chiều cao và khối lượng tổng của ốc bươu đồng có dạng phương trình hồi quy, ốc cái là W = 0,0008*H2,6399 (R2 = 0,9078) và ốc đực là W = 0,0008*H2,6404 (R2 = 0,9033). Hệ số điều kiện biến động từ 0,00075 - 0,00098 g/mm. Vào mùa mưa, hệ số độ béo ở ốc bươu đồng cao hơn so với mùa khô. Trái lại, vào mùa mưa chỉ số thể trạng ở ốc bươu đồng thấp hơn so với mùa khô. Trong khi đó tỉ lệ nước trong cơ thể ốc không có sự thay đổi lớn theo mùa. Hệ số độ béo tăng dần đến nhóm kích thước 46 - 50 mm-đực và 50 -55 mm-cái, sau đó giảm dần đến nhóm kích thước >
 65 mm ở cả hai nhóm giới tính. Ốc bươu đồng cái ngoài tự nhiên có hệ số độ béo cao hơn ốc bươu đồng đực.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH