Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra cực đoan hơn trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam thuộc nhóm nước chịu nhiều tác động nhất do BĐKH. Theo đánh giá hàng năm của
- Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Việt Nam được Bộ TN&
MT công bố cho thấy, xu hướng gia tăng BĐKH là không thể tránh khỏi trong thế kỷ 21. Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam có thể tăng từ 0,6oC - 4oC
lượng mưa có xu hướng tăng tập trung vào mùa mua và giảm vào mùa khô
nước biển dâng (NBD) từ 36 cm -100 cm thay đổi theo kịch bản và vị trí địa lý. Tác động của mực NBD cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ là một thảm họa đối với Việt Nam, mà tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực ven biển và miền núi. Mực nước biển dâng lên 1m cuối thế kỷ 21 sẽ làm thu hẹp khoảng 40% diện tích ĐBSCL và 11% diện tích ĐBSH bị xâm ngập mặn...