Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng thực hiện chương trình OCOP
đề xuất định hướng phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo hiện trạng KT-XH, kẽt quả thực hiện chương trình OCOP
phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn
Từ đó đề xuất những giải pháp, định hướng phát triển. Kết quả tổng hợp đã xác định Cần Thơ hiện đang có 19 sàn phẩm OCOP có chất lượng cao. Quá trình nghiên cứu nhận thấy, TP. Cần Thơ có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển các sàn phẩm nông nghiệp theo chương trình OCOP do có nguồn nguyên liệu dồi dào, giao thông vận tải thuận tiện, khoa học công nghệ (KHCN) phát triển, vị trí trung tâm thuận lợi. Tuy nhiên, các nhà quản lý, người thực hiện chương trình cần chú trọng đảm bảo các tiêu chuẩn trong canh tác hiện nay
đảm bảo an toàn cho người dùng
quảng bá, kêu gọi đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ
quy hoạch và phân vùng sản xuất nông nghiệp chú trọng tiềm năng kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên
tập huấn, chuyển giao KHCN và quy trình thủ tục thực hiện chương trình OCOP cho người dân
đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp giúp kịp thời tháo gỡ các khó khăn.