Phân tích một số thành tựu và hạn chế sau gần 30 năm thu hút, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&
MN) nước ta. Theo đó, các chương trình, dự án từ vốn ODA đã trợ giúp cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống và năng lực sản xuất ở vùng DTTS&
MN, góp phần hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo, kiếm soát ô nhiễm môi trường tại các địa phương thuộc vùng dự án,... Tuy vậy, quá trình thu hút, sử dụng vốn ODA còn có những hạn chế nhất định về thể chế, chính sách, thủ tục trong quản lý các chương trình, dự án. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng ở vùng DTTS&
MN còn khó khăn, sự chậm trễ giải ngân vốn và thực hiện dự án, sự cắt giảm nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài... đã dẫn đến hiệu quả của một số chương trình, dự án chưa cao. Điều này đặt ra yêu cầu tìm kiếm nguồn vốn bổ sung, có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án từ các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế trong thời gian tới.