Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam: thực trạng và giải pháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Thị Thanh Thủy, Ngô Thị Thanh Hương, Nguyễn Phi Long

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 330 Economics

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại, 2020

Mô tả vật lý: 1-6

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 390995

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các quốc gia đều có xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới với sự hình thành chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu. Vì vậy, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đòi hỏi các nước phải tính đến hàng loạt các yếu tố, trong đó có yếu tố về tư duy kinh tế toàn cầu, việc đặt nền kinh tế mỗi quốc gia trong mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, yếu tố về xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và thị trường. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giảm thiểu được việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, linh kiện cho các ngành lắp ráp trong nước, là tiền đề để trở thành một bộ phận trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước cải thiện được chất lượng sản phẩm, nâng cao được năng lực nội sinh về công nghệ, tiến tới cải tiến, làm chủ và sáng tạo ra công nghệ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi mà trình độ công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế. Bài viết đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định và tổ chức thực thi chính sách nhằm phát triển công nghệ, từng bước nâng cao năng lực nội sinh công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH