Biến động đa dạng sinh học và quan hệ sinh thái loài trong rừng tự nhiên tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Mạnh Hưng, Võ Đại Hải

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 143-149

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 391034

Bằng số liệu của 14 OTC tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, cùng với sự hỗ trợ của nhiều bộ công cụ trong R, kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều kết luận có ý nghĩa khoa học. Mức độ đa dạng loài tại khu vực nghiên cứu tương đối cao. Số loài trung bình tại rừng IIb là 31 loài/ô, trong khi đó số loài tại rừng III là 26. Chỉ số Simpson dao động từ 0,830 đến 0,950. Ngoài ra, hai trạng thái nghiên cứu không có sự khác biệt về đa dạng sinh học loài. Kết quả phân tích tương đồng đã chỉ ra các loài ưu thế của trạng thái IIb chủ yếu là Sung tổ, Bằng lăng ổi, Bời lời Trung bộ, Da cua... Trong khí đó, với rừng III, loài ưu thế chủ yếu là: Mặc cưa, Côi trào, Ma trá, Côm Đắc lắc... Mức độ đồng nhất giữa các ô cùng trạng thái lớn hơn nhiều so với các ô khác trạng thái. Kết quả phân tích nhóm thứ bậc đã phân loại các loài có quan hệ gần gũi thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như Vàng nhựa, Mảnh sành, Bùi tròn, Trường, Dẻ Đà Nẵng, Sến mật... Phân tích thành phần chính đã phân các loài cây thành các nhóm: đối kháng, đối kháng ít và không đối kháng, như: Chò xót và Dẻ Đà Nẵng là không đối kháng. Chúng đối kháng ít với Da cua, Bời lời Trung bộ, Chòi mòi núi và Côm Fleury và rất đối kháng với: Côi rào, Bầu mít, Mặc cưa và Trâm rộng... Vì vậy, khi xây dựng rừng trồng với các loài tự nhiên, cần tránh các loài đối kháng và cần tập trung vào các loài không đối kháng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH