Thang điểm OTS do Kuhn Ferenc và các cộng sự nghiên cứu và công bố vào năm 2002 với mục tiêu giúp tiên lượng thị lực sau chấn thương nhãn cầu do tác nhân cơ học. Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm thị lực của bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do tác nhân cơ học, đồng thời đánh giá độ tin cậy của thang điểm OTS trong tiên lượng chấn thương nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tiến cứu trên những bệnh nhân chấn thương nhãn cầu do tác nhân cơ học nhập viện tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá điểm OTS dựa vào thị lực lúc nhập viện và 5 yếu tố bao gồm vỡ nhãn cầu, viêm mủ nội nhãn, vết thương xuyên thấu, bong võng mạc và tổn thương đồng tử hướng tâmtương đối. Từ số điểm này, các bệnh nhân được chia thành 5 mức tiên lượng về thị lực (từ OTS-1đến OTS-5). Thời gian theo dõi tối thiểu là 6 tháng sau khi xuất viện. Thị lực cuối cùng được thuthập và so sánh với thị lực được dự đoán bởi thang điểm OTS.
* Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụngđể tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả Tổng cộng có 138 mắt/137 bệnh nhân (89,8%là nam và 10,2% là nữ) thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 35,7±11,5tuổi. Thị lực sau 6 tháng điều trị tăng rõ rệt so với thị lực lúc nhập viện (p<
0,001). Đồng thời có sựtương quan thuận chiều mức độ chặt chẽ giữa thị lực lúc nhập viện và thị lực 6 tháng sau chấnthương (Spearman’s r=0,733
p<
0,001). Không có sự khác biệt giữa thị lực thực tế và thị lực theotiên lượng của thang điểm OTS với p=0,088. Thị lực cuối cùng tương quan chặt chẽ với thị lực dựđoán theo thang điểm OTS với hệ số tương quan Spearman’s r=0,847 và p<
0,001. Kết luận OTSlà một phương tiện đánh giá và tiên lượng kết quả thị lực sau chấn thương đáng tin cậy và hiệu quả.