Việc huy động các lực lượng phối hợp trong triển khai chữa cháy rừng trên cả nước nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay chưa có nghiên cứ cụ thể. Do đó, triển khai chữa cháy rừng còn lúng túng, chậm chạp, thiếu khoa học dẫn đến cháy lan, cháy lớn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng và đề xuất mô hình phối hợp trong các tình huống chữa cháy rừng cụ thể có tính đến tích hợp cấp nguy cơ cháy theo thời tiết và nguy cơ cháy theo kiểu rừng phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội. Có 5 cấp nguy cơ cháy rừng theo kiểu thời tiết và kiểu rừng kết hợp. Kết quả, cấp nguy cơ cháy rừng ít nguy hiểm nhất là cấp 1 khi có nguy cơ cháy theo chỉ số P là I kết hợp với kiểu rừng I, II và III hoặc cấp nguy cơ cháy chỉ số P là I, II, III kết hợp với kiểu rừng là I, trong tình huống này đám cháy nhỏ chưa cần huy động các lực lượng khác thì chủ rừng cùng các tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng và người dân ở gần rừng tổ chức chữa cháy, chỉ huy chữa cháy là chủ rừng hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã trở lên có mạt tại đám cháy
cấp nguy cơ cháy rừng nguy hiểm nhất là cấp 5 khi có nguy cơ cháy theo chỉ số P là V kết hợp kiểu rừng II và III hoặc cấp nguy cơ cháy theo chỉ số P là IV kết hợp với kiểu rừng là III, trường hợp này cần huy động tất cả các lực lượng, phương tiện có thể huy động được để dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất. Người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có mặt tại đám cháy là chỉ huy chữa cháy. Các lực lượng khác như Kiểm lâm, quân đội, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng và người dân.