Bước sang thế kỉ XX, với những khám phá mới về bản chất, chức năng của ngôn ngữ, người ta phát hiện ra tác phẩm văn học không chi mang tính hiện thực mà còn mang tính ký hiệu. Phát hiện này về cơ bản đã làm thay đổi tư duy lý luận văn học về đặc trưng phản ảnh nghệ thuật. Giờ đây, mối quan hệ giữa văn học và đời sống không còn được cắt nghĩa một cách đơn giản chỉ là sự “mô tà”, “mô phỏng” như trước đây. Chủ thể sáng tạo cũng không còn bị lệ thuộc vào khách thể phản ánh, không phải gánh nặng nhiệm vụ mô tả cho chân thực bức tranh đời sống như nó vốn có. Đứng trước một thực tại, nhà văn có thể coi nó là mục đích phản ánh, cũng có thể biến nó thành phương tiện phản ánh. Ý thức kiến tạo biểu tượng trong tác phẩm xuất phát từ những thay đổi trong quan niệm của chủ thể sáng tạo về hiện thực và bản chất của hoạt động sáng tạo.