Đề xuất bảo tồn và phát triển các loài song mây có giá trị cao Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Henderson Andrew, Nguyễn Quốc Dựng, Nguyễn Thị Bích Phượng, Trần Ngọc Hải

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 67-77

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 391441

 Bài báo này là kết quả hợp tác nghiên cứu của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng với Vườn thực vật New York từ năm 2006 đến nay và là kết quả của đề tài “Nghiên cứu thành phần và đề xuất các loài song mây có giá trị kinh tế cao cho bảo tồn và gây trồng theo vùng sinh thái”. Phương pháp chính nghiên cứu tài liệu, mẫu tiêu bản
  điều tra theo tuyến thực vật điển hình
  sử dụng hướng dẫn của IUCN đánh giá mức độ nguy cấp
  xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị sử dụng. Kết quả đánh giá theo tiêu chí IUCN, Việt Nam có 19 loài song mây nguy cấp, bao gồm 01 loài bị tuyệt chủng (EX) là Mây đá vôiCalamus clivorum
  02 loài tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) là MáiCalamus tenuisvà Mây tuaCalamus thysanolepis
  01 loài rất nguy cấp (CR) là Mây lá liễuCalamus salicifolius
  12 loài nguy cấp (EN)
  và 03 loài sẽ nguy cấp (VU). Các loài này được đề xuất bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đã xác định 28 loài song mây (chiếm một nửa số loài) có giá trị kinh tế được sử dụng ở mức độ khác nhau. Một số loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ như Song bộtCalamus poilanei,Song cátCalamus viminalis, Song mậtCalamus inermis,Song nướcCalamus nuralievii,Mây nướcDaemonorops applanata,Song nướcCalamus nuralievii,Mây chỉCalamus parvulus, Mây bạcCalamus cinereusvà Mây sápCalamus dioicus. Các loài song mây có giá trị kinh tế được đề xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và nghiên cứu gây trồng theo vùng sinh thái.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH