Tình hình bệnh và sử dụng thuốc, hóa chất trong mô hình nuôi cá lóc (channa striata) ở An giang và Trà vinh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Maita Masashi, Nguyễn Quốc Thịnh, Trần Minh Phú

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 179-184

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 391469

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thâm canh cá lóc (Channa striata) ở tỉnh An Giang, Trà Vinh. Tổng cộng có 94 hộ nuôi được phỏng vấn về diện tích nuôi, mật độ cá thả, các bệnh xuất hiện, các loại thuốc và hóa chất được sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh thường xuất hiện trên cá lóc là bệnh đốm trắng nội tạng với 82 - 88%, bệnh trắng mình với 40 - 71% và ghẻ lở với 60 - 75%. Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là florfenicol (21 - 76%), doxycycline (17 - 68%), florfenicol kết hợp doxycycline (17 - 40%), sulphonamides kết hợp trimethoprim (26 - 33%), amoxicillin (29 - 30%). Hai loại hóa chất (gồm enrofloxacin và malachite green) thuộc danh mục thuốc cấm của Bộ NN&
 PTNT vẫn được sử dụng. Người nuôi cá cần được tập huấn về quản lý dịch bệnh hiệu quả cũng như sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH