Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát triển lúa gạo theo chuỗi giá trị tại cánh đồng Mường Thanh, từ đó đưa ra được các vấn đề nổi bật và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị, phát triển lúa (gạo) theo hưởng hàng hóa. Hoạt động đánh giá thực trạng được triển khai từ tháng 11/2017 tới năm 2019 với các phương pháp được áp dụng như phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và tổ chức tọa đàm, hội thảo để tham vấn ý kiến các chuyên gia, những cá nhân am hiểu về sản xuất lúa (gạo) tại cánh đồng Mường Thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay sản xuất lúa (gạo) tại cánh đồng Mường Thanh vẫn tổn tại nhiều vấn đề Chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn
sử dụng quá nhiều giống lúa gây lẫn tạp giống, chất lượng lúa gạo giảm nhiều so với chỉ dẫn địa lý, các chuỗi liên kết còn it, nhỏ và lòng lẻo
hoạt động tiêu thụ chủ yếu là nhỏ lẻ và chưa quảng bá được về mặt thương hiệu, mới chỉ có một lượng nhỏ gạo BT7 thâm nhập vào được thị trường thực phẩm sạch và các chuỗi siêu thị lớn tại thị trường Hà Nội. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một so giải pháp với tỉnh Điện Biên quy hoạch vùng sản xuất và dồn điền đổi thửa, cải tạo đất, giải pháp về sử dụng giống, tăng cường liên kết và quảng bá thương hiệu và giải pháp về ứng dụng công nghệ.