Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đổi mới về hoạt động lẫn cách thức quản lý để tự nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu thiết yếu. Theo Langfied-Smith &
ctg. (2018), việc triển khai mô hình thẻ điểm phát triểnbền vững (Subtainability Balanced Scorecard - SBSC) không những có thể giúp ích cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên đo lường các yếu tố tài chính cũng như các yếu tốphi tài chính (như chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhu cầu của khách hàng, lòng trung thành của nhân viên...), mà còn đưa các yếu tốphát triển bền vững từ sứ mạng, mục tiêu chiến lượcvào kế hoạch hành động cụ thể để dễ dàng kiểm soát và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, các nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, các tài liệu thu thập tại Hội sở Ngân hàng TMCP Nam Á về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, chiến lược... giai doạn 2020 - 2025để xây dựng thẻ điểm phát triển bền vững phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hàng năm.