Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra các cơ chế kiểm soát hình thức và nội dung của điều khoản mẫu trong hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung với chủ đích là "
bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên"
. Mặc dù vậy, các cơ chế kiểm soát này một mặt chưa thực sự phát huy hiệu quả, mặt khác luôn hàm chứ rủi ro là sự can thiệp thái quá của Nhà nước vào quan hệ hợp đồng dẫn đến kìm hãm, thậm chí triệt tiêu những giá trị nền tảng của quá trình cải cách pháp luật hướng tới tự do hợp đồng ở Việt Nam. Vì vậy, bài viết đề xuất tiếp nhận học thuyết công bằng để luận giải không chỉ nhu cầu kiểm soát điều khoản mẫu mà còn cho phép đánh giá mức độ cần thiết và tương xứng của các cơ chế can thiệp vào quyền tự do hợp đồng để đảm bảo sự công bằng (bao gồm công bằng thủ tục và công bằng nội dung) trong quan hệ cộng đồng.