Khải niệm về quyền lực luôn gây ra nhiều tranh luận trong các nghiên cứu quan hệ quổc tế. Nhiều học giả thường tiếp cận nghiên cứu quyền lực như là đặc quyền của quốc gia, bởi vì quốc gia là chủ thể chỉnh trong quan hệ quoc tế, đồng thời lợi ích giữa các quốc gia cũng có sự khác biệt lớn trong quan hệ quốc tế. Điều này dẫn tới việc nghiên cứu quyền lực thường tập trung vào đảnh giả các nguồn lực vật chất của quốc gia và khả năng sở hữu chủng. Ngoài ra, nghiên cứu quyền lực còn được tiếp cận theo hướng thông qua các mối quan hệ thể hiện quyền lực. Các tiếp cận này xuất phát từ quan niệm coi bản chất quyền lực là quan hệ giữa các chủ thể. Trên cơ sở lược khảo quan điểm của các học giả đi trước, bài viết định hình và lý giải các giá trị khác nhau của hai cách tiếp cận về quyền lực nêu trên.