Người Chăm Muslim ở Việt Nam và người Melayu Muslim ở Malaysia từ quá khứ đến hiện tại đã có những mối quan hệ, giao hai văn hóa gắn kết, trong đó có sự giao lưu về âm nhạc, nhạc cụ dân tộc. Trong cộng đồng hai tộc người này vẫn còn lưu giữ nhục cụ trong Rabana sử dụng trong một số nghi lễ, lễ hội truyền thống. Trong phạm vi bài viết này, bằng việc vận dụng lý thuyết tiếp xúc, tiếp biến văn hóa nhằm làm rõ nhận định trông Rabana là sản phẩm được người Chăm Muslim Việt Nam, cụ thể người Chăm ở An Giang tiếp nhận từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo với người Melayu Muslim. Hơn nữa, lý thuyết vùng văn hóa được áp dụng nhằm chỉ rõ ở từng vùng địa lý khác nhau, trong Rabana cũng có những đặc trưng văn hóa rất khác biệt, qua việc đối chiếu, so sánh các đặc trưng văn hóa của trống Rabana, cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt của nhạc cụ này khi được sử dụng ở từng cộng đồng.