Tháng 12 năm 2020, Bộ Tài chính Mỹ công bố bản báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" gồm danh sách giám sát các nền kinh tế có hành vi thao túng tiền tệ, trong đó có Việt Nam. Mặc dù trong bản báo cáo tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ kết luận rằng chưa có đủ căn cứ chứng minh Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại, tuy nhiên một lần nữa Việt Nam lại bị đưa vào danh sách giám sát ngày 10/6/2022. Tháng 8 năm 2019, Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cũng từng bị gắn mác thao túng tiền tệ và được tháo mác vào hồi tháng 1 năm 2020. Bài viết nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc, làm rõ lý do tại sao quốc gia này bị gắn mác thao túng tiền tệ và những ảnh hưởng khi bị gắn mác cũng như hành động mà họ đã thực hiện để gỡ mác, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để tránh rơi vào bẫy thao túng tiền tệ trong tương lai., Tóm tắt tiếng anh, In December 2020, the U.S. Treasury Department released a report presenting a list of economies engaging in currency manipulation, including Vietnam. Although in the 2021 report, the U.S Treasury Department concluded that there was not enough evidence to prove that Vietnam manipulated the currency to create a competitive advantage in trade, once again Vietnam was listed in the report in 10th June, 2022. In August 2019, China, Vietnam's largest trading partner, was labeled a currency manipulator, and that label was removed in January 2020. This paper studies the case of China, clarifying why this nation was listed as a currency manipulator and the sequent effects as well as the actions they have taken to remove the label, thereby giving lessons for Vietnam.