Đánh giá tài nguyên nước mặt vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vương Thu Minh Huỳnh, Hải Trí Lê, Thiện Hùng Lê, Tuấn Tú Lê, Văn Tỷ Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 691 Building materials

Thông tin xuất bản: Vật liệu và xây dựng 2021

Mô tả vật lý: 49-56

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392192

 Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tài nguyên nước mặt từ các hồ chứa nước nhỏ vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên, đánh giá hiện trạng và tiềm năng tài nguyên nước mặt từ các hồ chứa nhỏ khu vực nghiên cứu theo các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2030s và 2050s
  tính toán nhu cầu nước của các ngành dùng nước
  từ đó đánh giá khả năng cung cấp nước từ hồ chứa và đề xuất các phương án sử dụng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng trữ lượng nước hồ chứa hiện tại là 2,61×106m3, và theo quy hoạch là 6,36 ×106m3. Nhu cầu nước tính toán cho sinh hoạt và nông nghiệp (trồng trọt - một vụ lúa và một vụ màu, và chăn nuôi) là rất lớn và tổng trữ lượng nước hồ chứa hiện nay chỉ đáp ứng được 3,28% nhu cầu dùng nước cho sáu tháng mùa khô. Nhu cầu dùng nước của các kịch bản BĐKH (RCP2.6, RCP4.5, và RCP8.5) giai đoạn 2030s và 2050s của phương án 1 (PA1) (trồng 01 vụ lúa và 01 vụ màu) lần lượt là 151,96×106m3đến 158,19×106m3
  PA2 (cây ăn quả lâu năm) là 150,33×106m3đến 150,40×106m3và PA3 (cây ăn quả lâu năm - ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm) là 56,61×106m3đến 61,43×106m3. Tổng trữ lượng nước hiện tại có khả năng cấp nước theo PA1 là từ 7,53% đến 7,77%, PA2 đạt từ 6,22% đến 6,58% và PA3 đạt từ 14,81% đến 16,27%. Do đó, cần thiết phải có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đồng thời để có những giải pháp trữ nước hợp lý, cần chú trọng đầu từ các mô hình trữ nước dạng hồ chứa vừa và nhỏ và phân tán phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH