Thí nghiệm nhằm xác định mức bón đạm thích hợp cho cây thức ăn xanh Moringa oleifera trồng để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm. Thí nghiệm được thực hiện trong hai năm (2017 và 2018), tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc khu vực trung du - miền núi phía Bắc Việt Nam. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức (NT), tương ứng với 5 mức bón đạm, đó là NT1: 0, NT2: 20, NT3: 40, NT4: 60 và NT5: 80kg N/ha/lứa. Mỗi nghiệm thức có diện tích 24m2 lặp lại 5 lần. Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Các yếu tố khác như mật độ trồng, mức bón phân chuồng, lân, kali, khoảng cách cắt... giống nhau đối với cả 5 nghiệm thức. Kết quả cho thấy khi mức bón đạm tăng từ 0kg lên 80kg N/ha/lứa đã làm tăng sản lượng VCK từ NT1 đến NT5 tương ứng là 7,058
7,750
8,421
8,975 và 9,119 tấn/ha/năm, làm tăng sản lượng protein của lá từ NT1 đến NT5 tương ứng 2,264
2,540
2,821
3,073 và 3,237 tấn/ha/năm. Tăng mức bón đạm từ 0kg lên 80kg N/ha/lứa đã làm tăng tỷ lệ protein thô trong vật chất khô 3,12%: từ 32,07% lên 35,19% và làm giảm tỷ lệ xơ trong vật chất khô 2,62%: từ 9,94% xuống 7,32%. Căn cứ vào kết quả trên và phân tích thống kê thì bón đạm cho M. oleifera ở mức 60kg N/ha/lứa cắt là hợp lý nhất., Tóm tắt tiếng anh, This study was aimed to determine the optimal nitrogen (N) fertilizer levels for the green fodder Moringa oleifera for leaf meal production for chicken diet supplement purpose. The study was conducted in the period of two years (2017-2018) at Thai nguyen University of Agriculture and Forestry, which locates in northern mountainous area of Vietnam. In the trial, five different nitrogen fertilizer levels were tested hereinafter refers to as formulas (NT), they were NT1: 0kg, NT2: 20kg, NT3: 40kg, NT4: 60kg and NT5: 80kg N/ha/harvest. Each treatment was carried out over an area of 24m2 with five replicates. The experiment was the complete randomised block design. Other factors such as plantation density, manure, phosphate, potassium fertiliser levels, and cutting intervals, etc., were similar among treatments. The results showed that the leaf dry matter yield of NT1 through NT5 was 7.058, 7.750, 8.421, 8.975 and 9.919 tons/ha/yr, respectively. That of the leaf crude protein was 2.264, 2.540, 2.821, 3.073 and 3.237 tons/ha/yr, respectively. Increasing nitrogen fertilizer levels from 0kg to 80kg N/ha/harvest increased the crude protein in leaf dry matter basic by 3.12%: from 32.07 to 35.19%, and decreased crude fibre in the leaf dry matter basic by 2.62%: from 9.94 to 7.32%. Based on these results and data from statistical analysis, the most appropriate level of nitrogen application for M. oleifera was at 60kg N/ha/harvest