Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc quản lý và thể chế địa phương đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình rừng cộng đồng thuộc ba tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra trực tiếp, khảo sát hiện trường và phỏng vấn các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai kiểu cấu trúc quản lý ở khu vực nghiên cứu (toàn cộng đồng và nhóm hộ) và các quy định (thể chế) quản lý rừng địa phương được xây dựng dựa vào quy định của nhà nước và các thể chế truyền thống của các cộng đồng. Hiệu quả quản lý rừng phụ thuộc chặt chẽ vào việc xây dựng và mức độ thực thi quy chế quản lý rừng, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy, thiết lập các cấu trúc quản lý và thể chế quản lý rừng cộng đồng trên thực tiễn không có khuôn mẫu cụ thể, mà cần phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng và lịch sử truyền thống quản lý tài ngyên rừng của mỗi cộng đồng.Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc quản lý và thể chế địa phương đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình rừng cộng đồng thuộc ba tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra trực tiếp, khảo sát hiện trường và phỏng vấn các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai kiểu cấu trúc quản lý ở khu vực nghiên cứu (toàn cộng đồng và nhóm hộ) và các quy định (thể chế) quản lý rừng địa phương được xây dựng dựa vào quy định của nhà nước và các thể chế truyền thống của các cộng đồng. Hiệu quả quản lý rừng phụ thuộc chặt chẽ vào việc xây dựng và mức độ thực thi quy chế quản lý rừng, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy, thiết lập các cấu trúc quản lý và thể chế quản lý rừng cộng đồng trên thực tiễn không có khuôn mẫu cụ thể, mà cần phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng và lịch sử truyền thống quản lý tài ngyên rừng của mỗi cộng đồng.