Kỳ Sơn là huyện vùng cao có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, trong đó có những cây dược liệu đặc hữu, phân bố rộng, số lượng lớn như: giảo cổ lam, hoài sơn, mướp đắng rừng, sâm Puxailaileng, ngũ da bì, sa nhân, đẳng sâm, thiên niên kiện, thổ phục linh... Tuy nhiên, do bị khai thác quá mức nên hầu hết các loại cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao như giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng... đang mất dần khả năng khai thác.Đến nay, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về cây giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng chủ yếu tập trung vào tác dụng dược tính, dược lý và công dụng của chúng. Có rất ít công trình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng suất và hàm lượng hoạt chất. Vì vậy, dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến giảo cổ lam, hoài sơn và mướp đắng rừng (khổ qua) theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kỳ Sơn" đã được triển khai thực hiện.