Yếu tố "Đất" trong thơ Emily Dickinson

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Ân Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) 2021

Mô tả vật lý: 1081-1089

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392353

Gaston Bachelard (1884 - 1962) và Carl Gustav Jung (1875 - 1961) có thể có chung nền tảng cho quan điểm về những hình ảnh trong tư duy tưởng tượng của con người, những hình ảnh khởi nguồn từ thời xa xưa của vũ trụ và xã hội loài người. Thế nhưng, trong khi Jung giải thích cho tư duy tưởng tượng đó bằng khái niệm vô thức tập thể, thì Bachelard khẳng định rằng chính những nguyên tố vật chất tạo nên vũ trụ này, là đất, nước, lửa, không khí, đã ảnh hưởng đến nhà văn / nhà thơ, khiến họ tưởng tượng và sáng tạo ra những hình ảnh và biểu tượng bền vững và ý nghĩa. Nếu không gắn với những nguyên tố nguyên khởi đó, các tác gia chỉ có thể tạo ra những hình ảnh, biểu tượng trôi nổi, nhạt nhòa, chóng phai. Ông gọi năng lực tưởng tượng đó là tưởng tượng vật chất (material imagination). Khi nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của Emily Dickinson (1830 - 1886), một nhà thơ nữ khá kỳ lạ và độc đáo của Mỹ quốc với đời tư rất kín đáo, người viết nhận thấy trong bốn nguyên tố mà Bachelard đề cập đến, nguyên tố "đất" đậm đặc và thấm đẫm trong cuộc đời và thơ ca của bà. Bài viết này sẽ phân tích và trình bày những điểm ấy dưới góc nhìn phân tâm vật chất của Bachelard, từ đó đi đến kết luận rằng nguyên tố "đất" rõ ràng đã có mặt trong cuộc đời và tư duy của bà, để lại những ảnh hưởng có thể nhìn thấy được qua những trang thơ bà viết.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH