Hiện nay, tất cả các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng hệ thống phanh khi ô tô ở chế độ không tải. Mặc dù quy trình đánh giá này vẫn đảm bảo chất lượng hệ thống phanh ô tô theo tiêu chuẩn hiện hành TCN 224-2001, tuy nhiên nó vẫn tiền ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do sự sai khác về chế độ tải trọng khi ô tô chuyển động trên đường. Bài báo này giới thiệu về tính toán, thiết kế bệ thử phanh có chất tải cho ô tô nhằm hạn chế tối đa sự sai khác hiệu quả phanh giữa thử nghiệm trên bệ thử và trên đường. Nguyên tắc thiết kế là sử dụng cơ sở vật chất có sẵn tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và không thay đổi bố trí mặt bằng các dây truyền. Hai xy lanh thủy lực được liên kết với cầu xe ô tô thông qua dây đai sẽ tạo ra tải trọng tối đa 150000 (N) ở mỗi cầu. Do vậy phương án thiết kế có thể đáp ứng được trong việc đánh giá hiệu quả phanh tại mỗi cầu xe cho hầu hết các ô tô thương mại đang lưu hành. Kết quả của bài báo là cơ sở lý thuyết quan trọng trong việc nghiên cứu thử nghiệm bệ thử phanh có chất tải trong tương lai, Tóm tắt tiếng anh, Currently, all vehicle registration centers are applying the procedure to check the quality of the brake system when vehicles are in unloaded mode. Although this procedure still guarantees a quality of the brake system according to the current standard TCN 224-2001, it still hides the risk of traffic accidents in terms of the loaded mode. This paper introduces the calculation and design of a loaded brake test platform for vehicles in order to minimize the difference in braking efficiency between testing on the test platform and on the road. The design principle is to use available facilities at vehicle registration centers and not change the layout of the lines. Two hydraulic cylinders that are linked to the axle via the belt will generate a maximum load of 150000 (N). Therefore, the design scheme can be met in assessing the braking efficiency at each axle for most of the commercial vehicles in circulation. The results of the paper are important theoretical backgrounds for the future study of loaded brake testbed.