Mô hình tái sử dụng - tái nạp đầy (Reuse - Refill) đang trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, giúp hạn chế lượng rác thải nhựa phát sinh thông qua việc thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trong bối cảnh ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng, tái sử dụng hàng hóa và nguyên liệu rất quan trọng đối với một nền kinh tế tuần hoàn (KTTH) bền vững, nơi các sản phẩm và nguyên liệu vẫn được lưu thông, giảm áp lực lên tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Tái sử dụng, tái nạp là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn và đang ngày càng được đón nhận phổ biến trong lĩnh vực về bao bì, đóng gói thực phẩm... Bài viết là kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT trong Chương trình hợp tác với Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương và Liên minh không rác Việt Nam nhằm chia sẻ các kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất giải pháp thực hiện mô hình Reuse - Refill, góp phần thúc đẩy áp dụng KTTH trong sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.