Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân rối loạn khớp thái dương hàm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Ân Nguyễn, Hữu Nhân Nguyễn, Ngọc Quảng Phi Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2022

Mô tả vật lý: 284-289

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392506

Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là một bệnh lý khá phổ biến nhưng phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Biểu hiện lâm sàng rối loạn thái dương hàm khá đa dạng và tạo nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Việc xác định các triệu chứng phổ biến và mang tính chỉ báo tiên lượng trongnghiên cứu các đặc điểm lâm sàng rối loạn thái dương hàm là cần thiết và ưu tiên. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 80 bệnh nhân bị RLTDH đến điều trị tại Nha khoa O'care từ 2019 đến 2021. Kết quả cho thấy số bệnh nhân nữ gấp 3 lần nam, nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi gấp đôi nhóm trên 30 tuổi với tuổi trung bình là 27.2 tuổi. Đối với các đặc điểm về triệu chứng cơ năng, tỷ lệ tiếng kêu khớp, đau khớp và đau cơ chiếm tỷ lệ khá cao (86.3%, 56.3%, 43.8%), trong đó có 48% trường hợp đau nhiều (7-9đ) và 8.8% đau dữ dội (10đ) cho thấy đau là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất để bệnh nhân đến với điều trị. Nhóm cơ bị đau nhiều nhất là cơ chân bướm ngoài dưới, cơ chân bướm trong, cơ thái dương và cơ cắn có tỷ lệ từ 71.3% đến 81.3%. Ở khớp cho thấy chủ yếu là đaudây chằng TDH và bao khớp (53.8% và 50.0%). Có đến 86.3% có tiếng kêu khớp cho thấy có thể có mối liên quan chặt chẻ giữa rối loạn nội khớp và rối loạn thái dương hàm. Rối loạn vận động hàm chủ yếu là há miệng hạn chế và há miệng lệch dù chiếm tỉ lệ không cao (46.3%) nhưng là dấu hiệu chỉ báo tiên lượng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị rối loạn thái dương hàm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH