Việc trang bị và rèn luyện cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có được khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả trong thực tế và nhiều tình huống xã hội khác nhau đối với các cơ sở giáo dục đại học là cần thiết. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là cần thiết có mô hình năng lực giao tiếp phù hợp để có thể triển khai trong các chương trình đào tạo trên. Trên cơ sở tham khảo và tiếp cận các mô hình năng lực giao tiếp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới, trong bối cảnh và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình năng lực giao tiếp gồm 4 năng lực thành phần chính đó là: năng lực ngữ pháp, năng lực diễn ngôn, năng lực văn hóa xã hội, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Hi vọng với mô hình do nhóm tác giả đề xuất sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành và nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, đồng thời đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ đại học trong giai đoạn hiện nay., Tóm tắt tiếng anh, It is vital for educational institutions to train and equip students of English Language with an ability to use language in various social contexts in a dynamic and efficient way. This raises the need for a proper model of communicative competence feasible in the training program. This study, referring to available models of communicative competence in the world and considering the reality of Vietnam, recommends a model of communicative competence consisting of four components: Grammar competence, Discourse competence, Sociocultural competence, and ICT and Media competence. Hopefully, this suggested model can significantly contribute to forming and improving communicative competence of English Language majors, as well as meeting the outcome standards of university programs in the current period.