Tổng quan sử dụng tư liệu ảnh viễn tám để lập bản đồ rừng ngập mặn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hải Hòa Nguyễn, Trọng Cương Nguyễn, Ngọc Hải Phạm, Văn Duẩn Phạm, Quang Bảo Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 526 Mathematical geography

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2021

Mô tả vật lý: 65-76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392640

 Bài báo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về ứng dụng viễn thám để thành lập bản đổ rừng ngập mặn trên thế giới theo hai chủ đề chính: các tư liệu ảnh và các phương pháp xử lý ảnh
  chỉ số để xác định rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy, các nghiên cứu về thành lập bản đồ rừng ngập mặn thông thường sử dụng ảnh viễn thám có độ phân giải trung bình, một số ít nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám có độ phân giải cao hoặc sử dụng ảnh hàng không. Về phương pháp sử dụng, sự phát triển của kỹ thuật viễn thám dẫn đến sự phong phú của phương pháp phân loại, các nghiên cứu về rừng ngập mặn thường sử dụng phương pháp phân loại có giám sát, kỹ thuật áp dụng thường dùng là các chỉ số thực vật. Bằng cách khai thác các đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và đặc điểm của tư liệu viễn thám, các công trình đã phát triển các chỉ số khác nhau để phân loại rừng ngập mặn ra khỏi các thảm thực vật khác. Có 8 chỉ số phát hiện rừng ngập mặn hữu hiệu được thống kê, các chỉ số đều có độ chính xác và lợi thế khác nhau so với chỉ số còn lại, việc sử dụng các chỉ số này cần căn cứ vào điều kiện rừng, quy mô cụ thể của từng khu vực, tư liêu ảnh hiện có và mục tiêu của bản đồ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH