Đánh giá mô hình trồng cây Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) trên núi đá vôi tại tỉnh Điện Biên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Sơn Cao, Đức Thịnh Phạm, Thị Đức Vũ, Thị Liên Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 122-129

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392688

 Nghiên cứu trồng Giảo cổ lam 5 lá trên núi đá vôi tại tỉnh Điện Biên bằng cách bố trí các thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ trồng, chế độ bón phân, ảnh hưởng của việc làm giàn leo và không làm giàn leo đến khả năng sinh trưởng, năng suất của Giảo cổ lam 5 lá cho thấy: Giảo cổ lam 5 lá sinh trưởng khá tốt trên núi đá vôi, rất ít bị sâu bệnh hại, tỷ lệ sống trung bình của cấy ở các thí nghiệm khác nhau đạt từ 61,11% đến 84,44%. Chiều dài thân đạt từ 231,48cm - 244,81 cm
  đường kính thân đạt từ 0,26 cm - 0,3 cm
  chiều dài lá dao động từ 5,83 cm - 5,84 cm
  chiều rộng lá từ 3,97 cm - 4,2cm. Giảo cổ lam 5 lá có khả năng đẻ nhánh tương đối tốt, số nhánh trung bình tại các thí nghiệm đạt từ 2,04 - 2,90 nhánh/cây. Đánh giá chất lượng sinh trưởng của cây ở các công thức thí nghiệp cho thấy, số cây sinh trưởng đạt loại tốt chiếm từ 39,21 - 52,95%, loại trung bình là 47,05 - 60,79%, loại xấu đạt từ 0,0 - 52,91%. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (AVOVA) bằng phần mềm SPSS để kiểm tra cho thấy: mật độ trồng, chế độ bón phân, phương thức trồng chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 5 là ở các chỉ tiêu như chiều dài thân, chiều dài - rộng lá, đường kính thân (F>
 0,05)
  tuy nhiên chế độ bón phân khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân nhánh của Giảo cổ lam 5 lá (F<
 0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH