Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến quá trình nhân giống nấm Bào Ngư Hồng (Pleurotus salmaneostramineus) tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Phước Nguyễn, Hương Thảo Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2021

Mô tả vật lý: 43 - 47

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392701

 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm, việc lựa chọn một loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng vừa sạch là một trong những giải pháp mà người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó nấm là một trong những thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất. Bên cạnh nhiều loại nấm hiện nay được trồng tại Việt Nam và trên thế giới thì nấm bào ngư đang là sự lựa chọn hàng đầu, trong đó có nấm Bào Ngư Hồng (Pleurotus salmoneostramineus) - loại nấm mới giàu dinh dưỡng, dễ hấp thụ, hàm lượng protein cao là một trong những nấm có giá trị, tuy nhiên chưa được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Để tim hiểu quy trinh nuôi trồng, tạo giống các cấp và khảo sát tính thích nghi của loại nấm mới này, nghiên cứu được thực hiện và kết quả cho thấy: (1) Môi trường thích hợp để nhân giống cấp 1 là môi trường PGA, môi trường Raper, môi trường Misuno, môi trường Agaricus vói điều kiện chiếu sáng xen kẽ 12 giờ sáng, 12 giờ tối ở thời điểm 5, 10, 15 và 20 ngày sau cấy (NSC)
  (2) Môi trường thích hợp để nhân giống cấp 2 là môi trường hạt kê khi có sự bổ sung của CaCO3 và cám gạo theo tỉ lệ 5000 g : 3 g : 7 g ở thời điểm 5,10,15 và 20 NSC cho tốc độ lan tơ nhanh và dày
  (3) Môi trường que thích họp để nhân giống cấp 3 là que khoai mỳ và que bắp ở thời điểm 15 NSC cùng với điều kiện chiếu sáng xen kẽ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH