Đánh giá hiện trạng và triển vọng ứng dụng công nghệ y học hạt nhân ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Điệp Đỗ, Anh Tuấn Hoàng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 539 Modern physics

Thông tin xuất bản: Khoa học và công nghệ Việt Nam , 2022

Mô tả vật lý: 59 - 64

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 392707

 Trong nghiên cứu này, các tác giả tổng hợp và phân tích kết quả điều tra thống kê trên quy mô toàn quốc giai đoạn 2017-2020 về trang thiết bị, nhân lực, số ca xạ hình và lượng dược chất phóng xạ của các cơ sở y học hạt nhân, từ đó đánh giá hiện trạng và triển vọng ứng dụng công nghệ y học hạt nhân ở Việt Nam, so sánh với mục tiêu quy hoạch đến năm 2020, làm cơ sở xây dựng quy hoạch giai đoạn 2021-2030. Kết quả điều tra thống kê chỉ ra rằng, đã có sự phát triển nhanh chóng mạng lưới y học hạt nhân ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020. Việt Nam với trên 97 triệu dân có tổng số 41 cơ sở y học hạt nhân, trong đó 36 cơ sở có thiết bị xạ hình, bao gồm 45 SPECT và SPECT/CT, 14 PET/CT, ngoài ra có 6 cyclotron tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 1 lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Đà Lạt
  đã đạt gần 0,6 thiết bị xạ hình trên 1 triệu dân và 35% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân. Tổng số nhân lực y học hạt nhân ở Việt Nam ước tính khoảng 180 bác sỹ, 90 nhân viên vật lý y khoa và 190 kỹ thuật viên. Phân bố địa lý các cơ sở y học hạt nhân tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 62% thiết bị xạ hình và 80% số ca xạ hình trong năm 2019. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch chi tiết đến năm 2020, nhưng lĩnh vực ứng dụng công nghệ y học hạt nhân ở Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong giai đoạn 10 năm qua, đứng top 3 trong khối ASEAN. Cần thiết phải xây dựng một lộ trình phát triển mạng lưới y học hạt nhân trong tương lai với ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng, ứng dụng công nghệ hình ảnh lai ghép hiện đại và một chương trình sản xuất dược chất phóng xạ dựa trên cyclotron và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu để tích hợp trong Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050., Tóm tắt tiếng anh, In this study, the authors summarised and analysed the results of national statistical surveys in the period 2017-2020 on equipment, human resources, radionuclide imaging studies, and radiopharmaceuticals of nuclear medicine centres, thereby assessing the current status and prospects of nuclear medicine technology application in Vietnam, comparing it with the planned objectives to 2020, and serving as the basis for the planning in the period of 2021-2030. The results of the statistical survey showed that there has been a rapid development of the network of nuclear medicine centres in Vietnam in the period of implementing the detailed plan for the development and application of radiation in health up to 2020. Vietnam, with over 97 million people, has a total of 41 nuclear medicine centres, of which 36 are equipped with radionuclide imaging machines, including 45 SPECT and SPECT/CT, 14 PET/ CT, 6 cyclotrons in Hanoi, Da Nang, Ho Chi Minh city, and 1 nuclear research reactor in Da Lat. Nearly 0.6 radionuclide imaging equipment per 1 million people has been reached, 35% of provinces and central cities have nuclear medicine centres equipped with radionuclide imaging equipment. The total number of nuclear medicine human resources in Vietnam is estimated at 180 doctors, 90 medical physics staff, and 190 technicians. The geographical distribution of nuclear medicine centres is mainly concentrated in Hanoi and Ho Chi Minh city with 62% of radionuclide imaging equipment and 80% of radionuclide imaging studies in 2019. Although the objectives of the detailed plan until 2020 have not been achieved, the field of nuclear medicine technology application in Vietnam has rapidly developed for the last ten years and achieved many important signs of progress ranking in the top three in ASEAN. It is necessary to develop a roadmap for the development of a nuclear medicine network in the future
  with a priority to invest in developing quality human resources, applying modern hybrid imaging technology, and a program of producing radiopharmaceutical substances based on cyclotron and research reactor which shall be integrated into the Atomic Energy Application Development Plan for the period 2021- 2030, vision to 2050.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH